Thời gian qua, trước bối cảnh cả thế giới lao đao vì dịch Covid-19 thì nhiều ngành kinh tế số như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, thể thao điện tử, vận tải giao hàng,… đang ngược dòng và tạo ra điểm sáng tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
Dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đã tạo cho không gian thanh toán trực tuyến thu hút lượng lớn người dùng. Theo số liệu từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), quý I-2021, giao dịch qua kênh internet đạt 156,2 triệu món với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng, tăng 28,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 395,05 triệu món với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng 103% về giá trị; kênh QR code đạt 5,3 triệu món với giá trị 4.479 tỷ đồng, tăng 146%. Với những con số như vậy, phản ánh một sự thật rằng nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, phát triển trên nền tảng công nghệ số ngày càng rõ rệt.
Không chỉ là sự phát triển của thương mại điện tử mà còn kéo theo sự phát triển đa lĩnh vực, như vận tải – giao nhận có chuyển biến ấn tượng. Xuất hiện thuật ngữ “xe ôm công nghệ” ngày nay được thay thế bằng “giao hàng công nghệ”.
Sự phát triển của Kinh tế số đã có những tác động tích cực trong đời sống, đặc biệt là thời gian dịch bệnh Covid-19 căng thẳng. Song song đó là sự chuyển dịch của nền kinh tế truyền thống, các dịch vụ được áp dụng công nghệ giúp nâng cao hiệu xuất kinh doanh.
Thuận lợi cho Kinh tế số phát triển tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước có tỷ lệ dân số trẻ cao, hứa hẹn nguồn cung cấp nhân lực cho phát triển kinh tế số. Song song với đó là cách thức tiêu dùng trên nền tảng công nghệ thông tin tốt chính là chìa khóa thành công để thúc đẩy kinh tế số phát triển.
Mạng lưới hạ tầng mạng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin và internet phát triển nhanh chóng, bao phủ rộng khắp và hiện đại. Theo thống kê, tỷ lệ người dân Việt sử dụng internet và điện thoại thông minh cao và có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Hình thức kinh tế số đa dạng với xu hướng số hóa, chuyển đổi và ứng dụng công nghệ số trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại đến giao thông, ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, giải trí, quảng cáo và các dạng ứng dụng trực tuyến… Đặc biệt, lĩnh vực Thương mai điện tử phát triển nhanh cả về quy mô lẫn hình thức, với các hình thức trực tuyến (online), mua sắm, các dịch vụ giao nhận, các giải pháp thanh toán trực tuyến, thanh toán thẻ.
Giải pháp phát triển Kinh tế số Việt Nam
Tập trung vào việc phát triển chính phủ điện tử, ngân hàng điện tử, giao dịch điện tử và thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp chủ động tích hợp công nghệ số hóa, thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh dựa trên số hóa; tối ưu hóa mô hình kinh doanh, sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh.
Thúc đẩy mạnh việc thanh toán điện tử trong nền kinh tế. Sử dụng các phương thức thanh toán điện tử hiện đại như quét mã QR, thanh toán bằng ví điện tử qua điện thoại di động.
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế số. Tập trung phát triển, thu hút các chuyên gia về công nghệ số, các doanh nhân số. Đổi mới giáo dục, đào tạo bồi dưỡng để tái đào tạo lực lượng lao động bắt kịp với xu hướng công nghệ số.
Với lộ trình chuyển đổi số hợp lý và nhanh nhạy, Việt Nam sẽ trở thành điểm sáng kinh tế trong khu vực và trên thế giới.