Ngành Quản trị văn phòng

Mục tiêu đào tạo Ngành Quản trị văn phòng có kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ trong công tác văn thư, lưu trữ, quản trị hành chính, văn phòng và có kiến thức chuyên sâu về ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông, các chuẩn quốc tế về Công nghệ thông tin và Truyền thông trong việc tin học hóa công tác văn thư, lưu trữ và quản trị hành chính, văn phòng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng tốt cho mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, văn phòng và góp phần triển khai Chính phủ điện tử tại các cơ quan, đơn vị.

Định hướng đào tạo

  • Kiến thức về nhà nước, pháp luật và luật hành chính Việt Nam, kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước, công tác văn thư, lưu trữ, quản trị hành chính văn phòng; Tổ chức và khai thác các tài liệu, lưu trữ khoa học, lập và quản lý hồ sơ và con dấu, soạn thảo các hợp đồng,…
  • Nghiên cứu, khai thác và ứng dụng các chuẩn Quốc tế về CNTT&TT như (MOS – Microsoft Word Specialist; IC3) phục vụ công tác văn thư – lưu trữ, quản trị văn phòng, Khai thác và ứng dụng các phần mềm tin học như quản trị nguồn nhân lực, điện tử, quản lý văn bản điện tử, văn phòng điện tử E-Office. Phân tích và thiết kế, xây dựng các hệ thống thông tin văn phòng điện tử dựa trên môi trường mạng máy tính, Thiết kế các trang thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý hồ sơ một cửa, quản lý hành chính điện tử, cải cách thủ tục hành chính, văn phòng và triển khai các hệ thống chính phủ điện tử.

CÁC KHỐI KIẾN THỨC ĐƯỢC ĐÀO TẠO

Kiến thức khoa học tự nhiên: Vận dụng kiến thức của khoa học tự nhiên để giải quyết các bài toán thuộc lĩnh vực quản trị văn phòng và đáp ứng yêu cầu học tập ở các trình độ cao.

Kiến thức khoa học xã hội: Hiểu biết về lịch sử dân tộc, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và một số vấn đề về kinh tế, chính trị – xã hội trên thế giới.

Kiến thức cơ sở ngành: 

  • Có kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý hành chính nhà nước.
  • Nắm bắt các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong công tác văn phòng và văn thư lưu trữ.
  • Có kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và chính sách, định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước.
  • Có kiến thức cơ bản về quản trị học và vận dụng vào công tác quản trị văn phòng.
  • Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, các hệ thống thông tin và quản trị thông tin nhằm ứng dụng vào hoạt động quản trị văn phòng.

Kiến thức ngành:

  • Nắm vững hệ thống lý luận về quản trị học và vận dụng kiến thức quản trị học vào công tác tổ chức, điều hành hoạt động văn phòng.
  • Nắm bắt quy định của Nhà nước và các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong công tác văn thư – lưu trữ; Phương pháp tổ chức, quản lý công tác văn thư – lưu trữ  trong các cơ quan, đơn vị.
  • Hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ và các mô hình tổ chức văn phòng, xu hướng phát triển của văn phòng dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin nhằm vận dụng vào thực tiễn.
  • Hiểu biết, vận dụng các kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin vào phân tích, thiết kế, xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin văn phòng, quản lý văn bản, hồ sơ tài liệu.

CÁC KỸ NĂNG

Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có khả năng thực hiện thành thạo tin học căn bản và có kỹ năng giải quyết các vấn về chuyên môn bằng các ứng dụng của phần mềm MicrosoftOffice.
  • Nắm vững và sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
  • Nắm vững và thành thạo các kỹ năng xử lý các vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm máy tính của hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong văn phòng.
  • Nắm vững và thành thạo các kỹ năng phân tích, thiết kế,xây dựng vàvận hành các hệ thống mạng, hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản trị văn phòng và quản lý văn bản, hồ sơ tài liệu.
  • Có khả năng nghiên cứu và khai tháckiến thức trong lĩnh vực quản trị văn phòng.
  • Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề.

Kỹ năng mềm

  • Có khả năng tự học và nghiên cứu nâng cao trình độ cá nhân về lĩnh vực quản trị văn phòng.
  • Có khả năng thuyết trình và sử dụng thành thạo các phương tiện điện tử hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động thuyết trình.
  • Có khả năng giao tiếp ứng xử, đàm phán và tạo lập mối quan hệ.
  • Có khả năng tư duy, độc lập giải quyết công việc và làm việc theo nhóm.
  • Kỹ năng kiểm soát quỹ thời gian, xây dựng kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả.
  • Có trình độ tiếng Anh TOEIC 350 điểm hoặc tương đương.

CƠ HỘI VIỆC LÀM:

Sinh viên học ngành Quản trị văn phòng khi tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân Quản trị văn phòng và có thể làm việc như:

  • Thư ký tổng hợp, quản trị viên hành chính văn phòng, chuyên viên văn phòng, nhân viên văn thư – lưu trữ trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp, trợ lý hành chính cho các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý.
  • Cán bộ phụ trách, quản lý và điều hành các hoạt động văn phòng của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế – chính trị – xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành: Quản trị văn phòng, Quản trị hành chính văn phòng, Quản trị hành chính công ở các cơ sở đào tạo.

Bất kỳ một cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần phải có văn phòng và cần người quản trị văn phòng cho nên mức lương cơ bản của ngành này khá cao.

  • Đối với những người chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, chịu trách nhiệm về hành chính văn phòng thì mức lương cơ bản sẽ dao động từ 6 – 8 triệu/tháng.
  • Đối với những cá nhân có kinh nghiệm chuyên môn từ 1 – 2 năm, mức lương tương đối cao từ 8 – 12 triệu/tháng tùy thuộc năng lực.
  • Đối với những người quản trị có thâm niên, giàu kinh nghiệm từ 3 – 5 năm trở lên sẽ được hưởng mức lương cao có thể lên đến 55 triệu/tháng.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, cử nhân Quản trị văn phòng có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị văn phòng, Văn thư – lưu trữ.

Chi tiết xem thêm tại:

Email: hethongttkt@ictu.edu.vn – Website: eis.ictu.edu.vn https://www.facebook.com/NganhQuantrivanphong

Avatar Mobile
Menu Chính x